Các bệnh thường gặp của máy tính và hướng dẫn sửa chữa

Máy tính là một bộ máy tinh vi gồm nhiều thiết bị phần cứng khác nhau và phần mềm điều khiển. Bất cứ một hư hỏng ở thiết bị phần cứng hay phần mềm điều khiển cũng làm cho máy tính trục trặc, không sử dụng được.
Để sửa chữa cho bộ máy tính, bạn cần phải trang bị cho mình một kiến thức sâu về phần cứng cũng như phần mềm.
Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp những bệnh máy tính thường gặp.

1. Bật máy tính lên có hiện tượng: Máy không vào điện, đèn báo nguồn không sáng, quạt của bộ nguồn không chạy.

Nguyên nhân:
  • Hỏng bộ nguồn máy tính.
  • Hỏng mạch điều khiển nguồn cấp trên bo mạch chủ (Mainboard).
  • Có thể công tắc bật, tắt trên vỏ case máy tính bị hỏng.
Cách sửa chữa:
  • Trước tiên bạn hãy dùng một bộ nguồn khác để thử, nếu máy tính chạy bình thường có nghĩa là bộ nguồn đã hỏng. Bạn cần thay thế hoặc sửa chữa, nếu là nguồn xịn, có giá trị cao thì hãy sửa chữa, còn nếu là nguồn thường thì nên thay thế. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách sửa chữa bộ nguồn máy tính.
  • Kiểm tra công tắc trên vỏ case máy tính, Tốt nhất bạn hãy dùng tuốc nơ vít chập 2 chân Power ON trên mainboard để kiểm tra. Nếu máy tính hoạt động bình thường là do công tắc hỏng.
  • Sau khi kiểm tra 2 cách như trên mà máy tính vẫn không hoạt động được là do lỗi từ bo mạch chủ mainboard gây ra.

 

2. Khi bật máy tính có đèn báo nguồn và quạt nguồn quay nhưng màn hình không lên, máy tính không có tiếng kêu bíp báo lỗi Ram hay VGA.

Nguyên nhân:
  • Bộ nguồn bị mất điện áp P.G (Power Good nghĩa là Nguồn tốt)
  • Lỗi phần mềm trên Rom Bios.
  • CPU bị hỏng hoặc Mainboard bị hỏng.
  • Loa báo lỗi trên mainboard bị hỏng.
Cách sửa chữa:
  • Thay một bộ nguồn khác để loại trừ nguyên nhân do bộ nguồn, nếu máy tính hoạt động bình thường có nghĩa là bộ nguồn cũ đã bị mất điện áp Power good. Bạn hãy tiến hành sửa bộ nguồn máy tính, chú ý khi quạt nguồn quay thì chân P.G (màu xám) phải có điện áp từ 3V đến 4V, nếu chân này không có điện áp thì máy tính sẽ không thể hoạt động được.
  • Hãy chắc chắn rằng loa báo trên mainboard không bị lỗi, bạn có thể cắm trực tiếp một chiếc loa nhỏ khác trên chân SPEAKER ở mainboard.
  • Tiếp theo, bạn hãy tháo thanh Ram và Card màn hình VGA (nếu có) ra, thay một chiếc CPU khác và bật máy tính lên, nếu không có tiếng kêu ở loa thì CPU hoặc Mainboard chưa hoạt động. Bạn hãy Clear CMOS về chế độ ban đầu. Nếu máy tính vẫn không hoạt động hoặc có tiếng kêu thì CPU hoặc Mainboard bị hỏng, hãy tiến hành sửa mainboard.

 

3. Bật máy tính lên màn hình không hiển thị nhưng ở Case lại có những tiếng kêu bíp bíp bíp phát ra.

Nguyên nhân:
  • Máy tính bị lỗi Ram: Với lỗi này bạn sẽ nghe được tiếng Bíp dài liên tục phát ra.
  • Máy tính bị lỗi VGA: Với lỗi này thông thường bạn sẽ nghe được một tiếng Bíp dài và 3 tiếng Bíp ngắn.
Cách sửa chữa:
  • Khi nghe thấy những tiếng Bíp dài liên tục là do máy tính bị lỗi Ram, hãy tháo Ram ra rồi dùng dung dịch RP7 làm sạch chân tiếp xúc của khe cắm Ram trên mainboard. Sau đó lắp Ram lại rồi bật máy tính xem có được không. Nếu máy tính không hoạt động, hãy thay một chiếc Ram mới.
  • Nếu nghe thấy có một tiếng Bíp dài và 3 tiếng Bíp ngắn nghĩa là máy tính bị lỗi Card VGA rời. Hãy tháo chiếc VGA đó ra, vệ sinh khe cắm VGA bằng dung dịch RP7 rồi cắm lại xem có được không. Nếu máy tính vẫn không hoạt động hãy thay một chiếc VGA khác và thử lại.

 

4. Máy tính bật lên nhưng không vào được Windows mà lại có thông báo: DISK BOOT FAILURE, INSERT SYSTEM DISK AND PRESS ENTER.

Nguyên nhân:
  • Hỏng cáp tín hiệu ổ cứng hoặc cáp nguồn không tiếp xúc với ổ cứng.
  • Ổ cứng bị hỏng.
  • Lỗi hệ điều hành Windows.
Cách sửa chữa:
  • Cắm lại cáp nguồn và cáp tín hiệu với ổ cứng cho chuẩn.
  • Nếu máy tính có nhiều hơn 1 ổ cứng thì hãy tháo các ổ cứng ra chỉ để 1 ổ và thử lần lượt.
  • Vào CMOS xem máy tính đã nhận ổ cứng chưa bằng cách bấm liên tục phím Delete hoặc F2, F10 khi khởi động máy tính. Nếu máy tính đã nhận ổ cứng, bạn hãy cài lại hệ điều hành Windows cho máy.
  • Với trường hợp máy tính không nhận ổ trong CMOS mà sau khi đã thay cáp tín hiệu và cáp nguồn thì ổ cứng máy tính đã hỏng, phải thay một ổ cứng khác.

 

5. Máy tính vào được hệ điều hành Windows nhưng lại khởi động lại. Bạn đã cài lại Windows nhưng trong quá trình cài đặt không cài được.

Nguyên nhân:
  • Máy tính bị lỗi Ram
  • Máy tính cắm nhiều thanh Ram khác nhau, không cùng Bus.
  • Các tụ hóa học nguồn trên mainboard bị khô hoặc phồng.
Cách sửa chữa:
  • Thay một chiếc Ram khác và thử cài đặt lại xem có được không. Nếu máy tính cắm 2 thanh Ram khác nhau, hãy tháo một thanh ra, chú ý nên cắm Ram có cùng Bus và giống chủng loại.
  • Quan sát các con tụ hóa học nguồn trên mainboard, nếu nó bị phồng bạn hãy thay các con tụ mới. Chú ý, trong quá trình thay tụ hóa học nguồn bạn phải cho nhiều nhựa thông để khi tháo tụ ra thì mỏ hàn phải chìm trong nhựa thông. Nếu khi tháo tụ nguồn khan quá thì có thể sẽ làm hỏng mạch in trên mainboard. Ngoài ra một điểm lưu ý khác là bạn có thể thay thế tụ mới có điện áp bằng hoặc cao hơn tụ cũ và điện dung có thể sai số đến 20%.

 

6. Máy tính bị treo hoặc chạy quá chậm so với cấu hình thực tế.

Nguyên nhân:
  • Hỏng quạt CPU hoặc tản nhiệt quạt bám nhiều bụi bẩn.
  • Máy tính bị nhiễm virus hoặc lỗi hệ điều hành Windows.
  • Ổ cứng máy tính bị Bad.
Cách sửa chữa:
  • Hãy tháo nắp vỏ Case ra, quan sát xem quạt CPU có chạy bình thường hay không. Nếu quạt vẫn quay mà tản nhiệt bám quá nhiều bụi bẩn thì hãy tắt máy tính và vệ sinh quạt, tản nhiệt cho sạch sẽ rồi tra keo tản nhiệt cho CPU.
  • Sử dụng phần mềm diệt virus quét toàn bộ máy tính. Nếu sau khi quét virus xong máy tính vẫ còn hiện tượng như cũ thì hãy cài đặt lại hệ điều hành Windows.
  • Sau khi đã làm các cách trên mà vẫn không được thì rất có thể ổ cứng máy tính đã bị bad. Tốt nhất bạn hãy thay một chiếc ổ cứng khác. Chú ý: Trước khi thay phải test cho thật kỹ xem ổ cứng có bad không bằng phần mềm mhdd hoặc các phần mềm test ổ cứng nhanh uy tín khác.

 

7. Không thể chia sẻ máy in qua mạng Lan nội bộ.

Nguyên nhân:
  • Do tường lửa Firewall của máy tính, phần mềm diệt virus chặn kết nối chia sẻ mạng nội.
  • Dịch vụ Services Print Spooler hết hạn.
  • Máy tính sử dụng bản cài đặt windows là bản Ghost đa cấu hình.
  • Máy tính đã nhiễm phần mềm virus mã độc chặn kết nối mạng lan nội bộ.
Cách sửa chữa:
  • Tắt chức năng chặn chia sẻ máy in qua mạng nội bộ. Tải file tại đây. Mục “Password protect shared” chọn “Turn off password protect shared”.
  • Tắt tường lửa cho phép tìm kiếm máy in trong mạng nội bộ. Tải file tại đây. Mục “Turn windows defender firewall on or off” chọn “Turn off windows defender firewall.
  • Tải phần mềm diệt virus diệt sạch ứng dụng virus, virus malware,… link tải tại đây.
  • Tải phần mềm sửa lỗi kết nối cho máy tại đây.

 

Nếu các bạn đã làm theo tất cả những phương pháp trên nhưng vẫn không thể giải quyết vấn đề, hãy tham khảo qua dịch vụ sửa chữa máy tính từ xa.
Xử lý vấn đề của bạn nhanh chóng qua dịch vụ hỗ trợ từ xa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Gọi điện ngay